Bệnh viên Âu Cơ

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, chớ coi thường!

Đăng ngày: 28-02-2018 09:39 am

Với những mẹ lần đầu mang thai, chưa có trải nghiệm thai kỳ, tháng đầu hay tháng cuối bị đau bụng dưới đều lo lắng như nhau. Không phải tự nhiên những cơn đau buốt xuất hiện nhưng liệu đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ có đáng ngại?

 

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bụng bầu trở nên lớn hơn bao giờ hết. Đó cũng là lúc sự căng cơ và căng dây chằng đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng. Chỉ cần mẹ bầu chuyện động nặng một chút, ho đôi ba cơn là đau bụng dưới ngay thôi!

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Mang thai tháng cuối vừa mừng vừa lo. Mừng vì sắp đến thời điểm vượt cạn quan trọng, được gặp bé cưng sau 40 tuần dài đằng đẵngKhi bước vào những tháng cuối trong thời kỳ mang thai, bụng của bạn sẽ trở nên lớn hơn bao giờ hết và cơ thể . Lo vì lúc này đi lại khó khăn, bụng thỉnh thoảng lại đau, ngủ không được, bất kỳ chuyện nhỏ gì cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ…

Sẽ là bình thường nếu những cơn đau bụng dưới chỉ thỉnh thoảng ghé thăm đôi ba phút

Bước sang tuần thai thứ 37, thai nhi phát triển nhanh cả về cân nặng lẫn trí não. Lúc này tử cung của mẹ phình to và chèn ép lên các cơ quan nội tạng xung quanh. Điều này có thể gây “chuột rút” quanh vùng đùi.

Sự thay đổi hormone trong thau kỳ cũng sẽ khiến các dây chằng yếu đi, đầu gối và khuỷu tay yếu hơn. Vì vậy khi di chuyển hoặc xách đồ nặng cảm giác khó chịu ở phần bụng dưới sẽ dần dần tăng lên.

Đây là một triệu chứng sinh lý bình thường, 10 thai phụ gặp hết thảy ở 9 người. Nếu trạng tháy này giảm đi và biến mất chỉ sau vài phút và không lặp lại thường xuyên mẹ không cần quá lo lắng. Cơn đau sẽ dịu bớt nếu mẹ thường xuyên thay đổi vị trí. Duy trì những bài tập yoga cho bà bầu hoặc đi bộ cũng giúp mẹ cản thấy ổn hơn.

Đau nhói bụng khi mang thai tháng cuối, cẩn thận không nguy

Nếu tình trạng đau âm ỉ bụng dưới khi mang thai tháng cuối vẫn tiếp tục ghé thăm thường xuyên dù mẹ đã cố gắng nghỉ ngơi thì mẹ nên trao đổi sớm với bác sĩ. Đặc biệt khi cảm thấy đau nhói hay cơn gò cứng bụng lặp lại hơn 10 lần/ngày thì bụng bầu đang có vấn đề.

Trường hợp đau bụng mà có chảy máu âm đạo cần lập tức tới bệnh viện. Hiện tượng chảy máu trong những tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh hoặc đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Cụ thể:

  • Sinh non, dọa sinh non: Đó là khi những cơn gò cứng bụng xuất hiện theo một chu kỳ nhất định giống như cảm giác đau đẻ do tử cung co thắt.
  • Sảy thai, dọa sảy thai:  Dù đã nghỉ ngơi nhưng bụng vẫn đau nhói, gò cứng liên tục thậm chí xuất hiện hiện tượng máu đông chảy ra.
  • Nhau bong non: Thông thường nhau thai sẽ bong ra khỏi cơ thể ngay sau khi thai nhi được sinh ra, nhưng nhau bong non trước khi sinh lại rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Dấu hiệu dễ nhận biệt là những cơn đau đột ngột và dữ dội, tử cung của sản phụ sẽ bị xuất huyết nhiều…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng tuần 37 thai kỳ nói riêng và trong thai kỳ nói chung cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng là đau bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ…

Đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ, mẹ lưu ý gì?

Dù đã có kinh nghiệm làm mẹ hay mới lần đầu mang thai thì khi bị đau bụng dưới những tuần cuối thai kỳ mẹ nên chú ý:

  • Đi lại và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng, khi cảm thấy quá đau, bạn cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
  • Tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế, gây áp lực lên cơ bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.
  • Nếu phải ngồi máy tính nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhiều để ngăn ngừa stress, tránh tình trạng bị tê liệt, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn cho cơ thể.
  • Mẹ không nên quan hệ tình dục ở tháng cuối vì trong tinh trùng, có một chất gọi là prostaglandin kết hợp với một loại hormone sẽ tác động đến sự co bóp dạ con, gây chuyển dạ sớm.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thai kỳ vẫn nên chú ý và cẩn trọng. Sức khỏe của mẹ mà điều đáng lưu tâm hơn lúc này. Nghỉ ngơi và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho kỳ vượt cạn sắp tới mẹ nhé!

Nguồn: Marry Baby Vietnam